Cách nói tế nhị trong tiếng Nhật

Người Nhật Bản rất tế nhị vì thế họ sẽ luôn tránh nói ra những điều khiến người khác cảm thấy tổn thương. Trong khi đó, người Việt lại khá thẳng thắn, nghĩ gì nói đó nên khi làm việc tại công ty Nhật nhiều lúc sẽ cảm thấy bối rối khi đang muốn nói một điều gì đó một cách tế nhị mà không biết diễn đạt như thế nào. Dưới đây là 4 trường hợp thường gặp cùng với các cách nói tế nhị trong tiếng Nhật mà bạn nên dùng.

1. Tránh chỉ ra chỗ sai rõ ràng cấp trên

Bạn nào đã là một nhân viên chính thức hay chỉ đang làm thêm ở Nhật đều sẽ cảm nhận rất rõ “ranh giới” giữa nhân viên thường và cấp trên. Khi phát hiện ra lỗi sai của sếp đừng nói thẳng rằng “sếp sai rồi đấy” cách nói này làm cho đối phương phật lòng.

Tránh chỉ ra chỗ sai rõ ràng cấp trên

Thay vào nói thẳng tuột ra thì bạn nên uyển chuyển hơn, nói một cách tế nhị hơn:

  • 伊藤課長、もしかしたらこれは12万円ではないでしょうか?
  • (ito kacho moshikashitara kore wa juni man en dewa nai deshoka)
  • Nghĩa: Trưởng phòng Ito, hình như đây phải là 120.000 yên chứ nhỉ?
  • 勘違いでしたら申し訳ありません。ご確認をお願いできますか?
  • (kanchigaideshitara moshiwake arimasen/gokakunin wo onegai dekimasuka)
  • Nghĩa: Nếu như tôi nhầm thì cho tôi xin lỗi, sếp có thể xem lại được không?

Tránh cách nói:

  • 伊藤課長、これ間違ってますよね。
  • (ito kacho kore machigatte masu ne)
  • Nghĩa: Trưởng phòng Ito cái này sai rồi.

2. Có ý kiến trái với bản kế hoạch của cấp trên

Như đã nói, vì sự khác biệt về văn hóa nên một số bạn người Việt khi đi làm ở Nhật bị đánh giá có cách ứng xử chưa đúng mực, nhưng đôi khi chẳng biết là mình đã sai ở đâu. Các bạn chú ý tránh cách nói mang tính đánh giá cấp trên chỉ cần nói ra ý kiến của bản thân là được.

Tránh cách nói mang tính đánh giá cấp trên

Dưới đây là một số cách nói tế nhị trong tiếng Nhật mà bạn có thể áp dụng khi có ý kiến trái ngược với cấp trên hoặc một ai đó:

  • つたない意見で恐縮ですが、別の考えの方もあるのではないでしょうか。
  • (tsutanai iken de kyoshuku desu ga betsu no kangae no ho mo aru nodewanai deshoka)
  • Nghĩa: Xin hãy bỏ qua cho ý kiến vụng về của tôi, phải chăng còn có cách nghĩ khác?
  • 僭越ですがよろしいでしょうか?私個人の意見ですがAのような方法もあるんではないかと思いました。いいかがでしょうか?
  • (senetsu desu ga yoroshii deshoka/ watashi kojin no iken desu ga ei no yona hoho mo arundewanai ka to omoimashita iikaga deshoka)
  • Nghĩa: Cho tôi xin mạn phép được không ạ? Chỉ là quan điểm cá nhân của riêng tôi, chúng ta có thể làm theo cách A nữa. Anh nghĩ như thế nào?

Tránh cách nói:

  • 課長の企画はよくできていますが私の考えは違います。
  • (kacho no kikaku wa yoku dekiteimasu ga watashi no kangae ha chigaimasu)
  • Nghĩa: Bản kế hoạch của trưởng phòng thực sự rất tốt nhưng mà suy nghĩ của tôi lại khác.

3. Khi nhắc nhở việc tiền bối đã lạc đề

Vẫn câu nói cũ, người Nhật rất dễ tổn thương với những nhận xét quá thẳng thắn vì thế khi nghe ai đó nói lạc đề bạn cũng không nên trách móc đối phương, mà hãy thay đổi câu hỏi để dẫn về chủ đề chính.

Khi nhắc nhở ai đó lạc đề cần uyển chuyển đổi câu hỏi, không nên nói thẳng

Ví dụ:

  • はい、でもそれならAについてはどうでしょうか?
  • (hai demo sore nara ei ni tsuite wa dodeshoka)
  • Nghĩa: Vâng nhưng mà còn A thì thế nào ạ?
  • なるほどAということですね。ではBについてはどのようにお考えですか?
  • (naruhodo ei to iu koto desu ne/ dewa bi ni tsuite wa do no yo ni okangae desuka)
  • Nghĩa: Thì ra là vậy, A nhỉ. Thế còn về B anh nghĩ thế nào?

Tránh cách nói:

  • そういう話をしているんじゃないんですけど。。。
  • (so iu hanashi wo shiteirun janain desu kedo)
  • Nghĩa: Chúng ta không đang nói về điều đó cơ mà.

4. Khi tiền bối đưa ra chỉ thị có sự mâu thuẫn

Có chỉ ra sự mâu thuẫn cũng chỉ làm cho đối phương cảm thấy khó chịu thế nên tốt nhất là xác nhận về cách thức, cách làm.

Nên dùng với:

  • はい、わかりました。先日はAが先と伺いましたが、よろしいでしょうか?
  • (hai wakarimashita senjitsu wa ei ga saki to ukagaimashita ga yoroshii deshoka)
  • Nghĩa: Vâng, tôi hiểu rồi. Mấy hôm trước đã tới công ty rồi thế có được không ạ?
  • はい、Aが先ですね。先日はBのほうを優先するとお聞きしていましたがAが優先でよろしいでしょうか。
  • (hai ei ga saki desu ne/senjitsu bi no ho wo yusen suru to okikishiteimashita ga ei ga yusen de yoroshii deshoka)
  • Nghĩa: Vâng đầu tiên là công ty A nhỉ. Mấy hôm trước tôi có nghe nói ưu tiên công ty B trước, vậy là A ưu tiên trước đúng không ạ?

Tránh cách nói:

  • わかりました。でもそれって矛盾していますね。
  • (wakarimashita/demo sorette mujun shiteimasu ne)
  • Nghĩa: Tôi hiểu rồi. Nhưng mà như vậy là mâu thuẫn rồi.

Khi làm lâu dài ở các công ty Nhật, các trọng trách của bạn sẽ tăng dần lên nên nhiều lúc rơi vào các tình huống khó xử. Cách nói làm sao để đối phương không phật lòng thực sự vô cùng quan trọng. Ấn tượng và hình ảnh của bạn trong mắt người khác sẽ tốt hơn rất nhiều. Hãy lưu lại những cách nói tế nhị trong tiếng Nhật trên đây để làm tài liệu tham khảo khi cần nhé!