Nội dung bài viết
Quốc khánh là ngày lễ không thể thiếu với bất kì quốc gia nào. Hôm nay, hãy cùng ASAHI tìm hiểu về ngày Quốc Khánh của Nhật Bản nhé !
Quốc khánh Nhật Bản hay còn gọi là ngày Lập quốc 建国記念の日- Kenkoku Kinen no Hi diễn ra vào ngày 11 tháng 2 hàng năm nhằm kỉ niệm ngày thành lập đất nước và sự xuất hiện của hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản, Thiên hoàng Jimmu tại Kashihara gu vào ngày 11 tháng 2 năm 660 TCN.
1. Nguồn gốc ngày Quốc Khánh Nhật Bản
Ngày lập quốc trước đây là ngày đầu tiên của năm mới theo lịch Âm. Theo cuốn Nihonshoki (một bộ sách cổ về lịch sử Nhật Bản) thì Thiên hoàng Jimmu đã lên ngôi Hoàng đế kể từ ngày đầu tiên của tháng đầu tiên, cũng tức là ngày đầu tiên của năm mới.
Thiên Hoàng Jimmu
Thời Minh Trị, chính phủ Nhật Bản đã ấn định ngày để kỉ niệm ngày trọng đại này của đất nước. Thời điểm đó cũng trùng với thời điểm Nhật Bản chuyển từ lịch Âm sang dùng lịch Dương (Tây lịch) vào năm 1873. Chính phủ Minh Trị lúc đó đã ấn định ngày lập quốc là ngày 1/1 năm 1873 theo lịch âm, theo lịch dương thì hôm đó là ngày 29/1/1872. Tuy nhiên, người dân lúc đó lại lầm tưởng ngày này sang ngày Tết Âm lịch, thay vì là Ngày lập quốc. Thế là Chính phủ đổi ngày lập quốc sang ngày 11/2/1873 sau khi cho rằng mình tính toán “chính xác” ngày Thiên hoàng Jimmu ra đời, và kể từ đó, ngày 11/2 hằng năm trở thành ngày quốc khánh của Nhật Bản.
Thực chất ngày lập quốc được dùng để kỉ niệm Thiên hoàng và được đặt tên là 紀元節(Kigensetsu), được Thiên hoàng Minh Trị phê duyệt ấn định không những nhằm mục đích thống nhất ý chí người dân Nhật Bản hướng đến Thiên hoàng, mà còn nhằm củng cố quyền lực của ông, sau khi hạ bệ Mạc phủ Tokugawa, khôi phục quyền cai trị vào tay Thiên hoàng.
Thiên hoàng Minh Trị
Ngày Kigensetsu được tổ chức rất long trọng với nhiều lễ hội và các đoàn diễu hành, và nó nghiễm nhiên trở thành 1 trong 4 ngày lễ lớn nhất tại Nhật Bản.
Tuy nhiên, đến khi Nhật Bản thua trận ở Thế chiến thứ II, kéo theo sự phế truất quyền lực của Thiên hoàng (từ sau chiến tranh, người ta gọi các đời Thiên hoàng về sau là Nhật hoàng), ngày Kigesetsu cũng bị bãi bỏ. Mỉa mai thay khi ngày 11/2 cũng là ngày tướng MacArthur phê chuẩn bản sơ thảo của Nghị viện Nhật Bản năm 1946, đưa Nhật Bản đi theo con đường dân chủ tư sản và cũng là người đóng góp rất lớn trong công cuộc tái thiết và phát triển Nhật Bản sau này để trở thành “nước Mỹ của châu Á”.
Cùng năm 1946, Ngày lập quốc được tái thiết lập, vẫn giữ nguyên là ngày 11/2 hằng năm.
2. Thực tiễn hiện tại
Hiện nay ý nghĩa “ngày vì Thiên hoàng” đã không còn nữa, thay vào đó, nó đóng vai trò như một ngày quốc khánh. Mọi người sẽ phất cờ Nhật không chỉ nhằm kỉ niệm ngày nước Nhật ra đời mà còn mang ý nghĩa dân tộc Nhật Bản đoàn kết một khối, và cùng nhau xây dựng đấy nước, thay cho chủ nghĩa dân tộc.
Quốc khánh là một trong 4 ngày lễ lớn nhất của quốc gia. Mỗi một dân tộc đều có cách đón chào riêng. Nếu tại Việt Nam chúng ta treo cờ đỏ sao vàng chào mừng Quốc khánh thì tại Nhật, người dân xứ sở hoa anh đào chào đón bằng những lễ hội được tổ chức long trọng. Bên cạnh đó là các đoàn diễu hành tổ chức meeting chào mừng.
Đến với đất nước Nhật Bản bạn không chỉ làm việc tiếp thu, học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc các bạn còn được khám phá những đặc sắc thú vị trong những ngày lễ, ngày hội tại Nhật Bản.