Những điều chưa biết về đền thờ ở Nhật Bản

Những điều chưa biết về đền thờ ở Nhật Bản

Nhật bản vốn kỳ bí với thế giới bởi nhiều nghi lễ đền chùa, nghi thức tôn giáo, cũng như những giá trị khác mà ta gọi là “tinh thần Nhật”. Có rất nhiều nghiên cứu và phát hiện về về đền chùa ở Nhật bản, về sự hòa hợp kỳ diệu giữa thần Đạo và Phật Giáo ở Nhật bản; nhưng cũng có những bí ẩn, những điều bất ngờ, mà ngay cả những người nghiên cứu Nhật bản cũng không giả thích được.  Cũng xin lưu ý có một số nội dung nhạy cảm, hơi trần trụi nên bạn hãy cân nhắc trước khi đọc tiếp.

Những điều chưa biết về đền thờ ở Nhật Bản

Kiến trúc đền thờ Nhật bản: Linh thiêng với dung tục?

Đền thờ là chốn linh thiêng, là nơi tôn kính thần linh, nhưng những phát hiện sau đây sẽ  làm bạn có phần “choáng” khi phân tích và so sánh kiến trúc đền thờ ở Nhật bản.

Những điều chưa biết về đền thờ ở Nhật Bản

Các đền thờ ở Nhật cơ bản có kiến trúc như sau:

  • Đầu tiên có một cổng ra vào (cổng Torii);
  • Con đường dẫn từ cổng vào trong khuôn viên được gọi là Sando (参道), cùng âm với chữ Sản đạo (産道);
  • Hai bên đường dẫn Sando thường được trồng cây rậm rạp như rừng;
  • Đường Sando dẫn đến Miếu thờ (お宮): chữ cung 宮 vừa là chữ cung trong “cung điện” và chữ cung trong “tử cung”.

Và …một trong những nghi thức mà ai cũng biết là, trước khi vào cung thì phải rửa tay (làm ướt).

Bạn đang nghĩ gì? liệu có ẩn ý gì chăng? Thêm cho bạn một điều nữa cũng không kém phần lạ và bí ẩn nhé: Đền thờ ở Nhật bản thờ các lực lượng siêu nhiên vô hình, được gọi là Kami (Thần) và thật kỳ lạ là người Nhật gọi các bà vợ lại là … Kami san  (カミさん).

Những điều chưa biết về đền thờ ở Nhật Bản

Đúng là bí ẩn mãi là bí ẩn, ai mà dám khám phá những bí ẩn này cơ chứ. Thực ra thì trong nghi lễ ở Nhật, cũng có nghi lễ rước của quý Kanamara Matsuri ở đền Kanayama, Kawasaki. Nhưng đó chỉ là nghi lễ riêng lẻ chứ không phải là một cái gì đó mang tính tổng thể bao trùm cả tôn giáo. Ngoài ra thì cũng có những bí ẩn đâu đó được bật mí ám chỉ rằng người phụ nữa từng là hình ảnh của linh thiêng tối thượng, nhưng đó là chuyện ở Phương Tây, và nó rất khó có thể chấp nhận ở nền văn hóa phương Đông.

Hãy cùng “bật mí” tiếp bí mật về một hiện tượng nữa trong thần đạo Nhật bản ở mục tiếp theo nhé, và biết đâu ai đó có thể vỡ ra …à “thần linh” trong quan niệm thần đạo là vậy.

Phật ở trong tâm, Thần là …chính bạn

Trong Phật giáo có một quan điểm “Phật ở trong tâm” rất triết lý, thì ở Thần đạo Nhật bản, người ta cũng khám phá ra một điều tương tự: Thần là chính bạn.

Đền thờ Nhật bản thường có một cái gương. Ý nghĩa là gì? Một số quan điểm cho rằng theo truyền thyết Nhật bản thi gương là một trong 3 thần khí (gọi là Tam chủng thần khí, bao gồm: sự dũng cảm với hình ảnh thanh kiếm Kusanagi; sự khôn ngoan với biểu tượng chiếc gương Yata no kagami và lòng nhân từ – viên ngọc Yasakani no magatama). Nếu chỉ vậy thì đơn giản quá.
Tuy nhiên hình như còn một ý nghĩa sâu xa hơn. Chiếc gương đó chính là phản chiếu bản thân bạn, với những ai tới đền để tự thấy rằng “thần là chính bạn”.

Phân tích gốc trong tiếng Nhật thì:  “thần” là Kami, “gương” là Kagami còn “tôi” là ga; và có nghĩa là khi bỏ “ga” (cái tôi) đi thì bạn sẽ thành Kami, tức là một vị thần.

Những điều chưa biết về đền thờ ở Nhật Bản

Nghi thức rửa tay trước khi vào đền ở Nhật bản

Như ở trên có đề cập thì ở Nhật bản một nghi thức rất quan trọng trước khi vào đền (đền ở Nhật thường cũng là chùa do sự hòa quyện giữa Thần đạo và Phật giáo). Nhưng bạn có biết vì sao có nghi lễ này ko? Hết sức bất ngờ luôn với phát hiện của sử gia Onagi Zenko dưới đây: Nhật bản trong lịch sử đã trải qua nhiều đợt dịch, trong đó có đợt dịch cách đây khoảng 2000 năm làm chết mất 2/3 dân số (lúc đó khoảng 260 nghìn người). Thời đó người ta chưa có khái niệm về virus, Thiên Hoàng lúc đó nghĩ rằng nên cầu cứu sự giúp đỡ của các thần nên quyết định lập các đền thờ (Shrine, Jinja ) trên khắp cả nước (nhờ vậy mà có được những thắng cảnh Nhật bản ngày nay). Ngoài ra thì cũng để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ phòng dịch bệnh, việc lập các đền thờ song song với việc thống nhất các quy tắc của đền thờ trong đó có quy định là trước khi vào cúng vái thì phải qua một chỗ rửa tay và súc miệng trước khi bước vào đền.

Những điều chưa biết về đền thờ ở Nhật Bản

Nhờ tinh thần tín ngưỡng này mà sau đó dịch đã ngừng và dân số Nhật bản đã tăng lên nhanh chóng, nước Nhật dần bình ổn trở lại. Cũng nhờviệc rửa tay này mà Nhật bản tuy đã trải qua nhiều đợt dịch nhưng không có đợt nào nhiều người chết như thế nữa.

Ngoài ra thì liên quan đến tư liệu lịch sử này, người Nhật cho đến ngày nay vẫn giữ phong tục là khi chào nhau đứng xa nhau 1.8m và cúi chào chứ không bắt tay.

Đền Nhật bản và long mạch

Thế giới khám phá ra những điều bất ngờ thú vị khi nối liền những thánh địa, những ngôi đền linh thiêng trên thế giới, tạo nên những hình thù rất huyền bí như tính thẳng hàng, hình ngôi sao, còn gọi là long mạch (ley lines). Và những điều thật bất ngờ khi cập nhật bản đồ thì thấy rằng ở những đền thờ lớn và được xây dựng cách đây hơn 1000 năm ở Nhật bản thì sẽ thấy vị trí tương quan kỳ lạ giữa chúng.

Những điều chưa biết về đền thờ ở Nhật Bản

Tham khảo các khóa học tiếng Nhật tại ASAHI

Nhật ngữ ASAHI Bình Dương:

☎️ Hotline, zalo: 0901 630 945

🏢 Trụ sở chính: 555A Đại Lộ Bình Dương, Phường Hiệp Thành, Tp Thủ Dầu Một, Bình Dương

🏢 Phân Hiệu Mỹ Phước II: số 15, đường NA10, KCN Mỹ Phước II

  Facebook : https://www.m.me/Asahi.edu.vn