Những điều mê tín thường được truyền miệng tại Nhật

Nhật Bản có rất nhiều điều mê tín – truyền miệng, phần lớn trong đó đều không có căn cứ nhưng vẫn được tin tưởng cho đến ngày nay bởi tính lịch sử và văn hoá.

Mê tín và truyền miệng thường là những điều cảnh báo để không làm tổn hại đến sức khoẻ và hành động. Nếu có kiến thức về những điều mê tín ở Nhật bạn sẽ biết được nguồn gốc của văn hoá, lịch sử Nhật Bản.

Cùng ASAHI khám phá qua bài viết dưới đây nhé ^^

Mê tín là gì ? 

 

Mê tín trong tiếng Nhật là 迷信, đọc là meishin, đây là những điều được mọi người tin theo nhưng thực chất không có căn cứ hợp lí. Mê tín thường do truyền miệng từ kiến thức của thế hệ trước, những điều học được từ thói quen sinh hoạt, cách hàng động hay do học tập trong cuộc sống… Tất cả mê tín đều không có căn cứ chính xác nhưng lại được tin là việc giúp phòng tránh bệnh tật, thiên tai.

1. Gặp nhện buổi sáng là một điềm lành

Từ xa xưa người Nhật đã coi nhện gắn với điềm lành, người ta truyền nhau rằng gặp nhện buổi sáng là một điều tốt lành. Lí do đầu tiên là vì nhện buổi sáng là thiên sứ kết nối giữa thế gian này và thế gian khác. Thêm nữa, nhện buổi sáng là hình tượng mang theo hạnh phúc nên đối với người buôn bán, nó là sinh vật sống mang đến vận may với khách hàng. Do đó nếu gặp nhện buổi sáng thì không được phép giết nó.

Mạng nhện buổi sớm mai

2. Đừng cho cô dâu ăn cà tím mùa thu

Người Nhật có điều mê tín là khi ăn cà tím cơ thể sẽ có tính hàn nên không được cho cô dâu ăn. Bên cạnh đó còn có nghĩa giải thích cho việc bắt nạt cô dâu mới bởi cà tím có ít hạt, có tính hàn nên sẽ khiến khó sinh con.

Cà tím có tính hàn nên sẽ khó có thể sinh con

3. Nói dối sẽ bị thần Enma cắt lưỡi

Rất nhiều người khi còn nhỏ thường mê tín tin rằng nếu nói dối sẽ bị thần Enma cắt lưỡi do người lớn muốn trẻ con không nói dối.

4. Ăn lươn và mơ muối cùng lúc sẽ đau bụng

Lươn nướng Nhật Bản

Đây là chuyện truyền miệng để mọi người cẩn trọng không ăn nhiều quá nhiều. Thực tế về mặt y học dù có ăn lươn và mơ muối cùng lúc cũng không có ảnh hưởng gì xấu đến sức khoẻ.

Ngoài ra người ta còn mê tín tin rằng ăn dưa hấu và tempura sẽ không tốt.

Mơ muối Nhật Bản

5. Nếu gương vỡ sẽ có điều bất hạnh xảy đến

Việc gương vỡ là điều hiếm khi xảy ra nên người ta thường có cảm giác bất an khi gương vỡ. Tuy nhiên sau đó không nhất thiết sẽ có điều bất hạnh xảy đến.

6. Lây cảm cho người khác là khỏi bệnh

Người ta thường nghĩ như vậy là do suy đoán từ thời gian bản thân bị cảm và người khác bị cảm. Tuy nhiên không phải cứ lây cảm cho người khác là bản thân sẽ hết bệnh. Thông thường mất khoảng 3 ngày từ lúc triệu chứng cảm rõ rệt nhất cho đến lúc khỏi bệnh. Nếu lúc bị bệnh rõ ràng nhất mà tiếp xúc với người khác thì khoảng 3 ngày sau bản thân sẽ hết bệnh còn đối phương thì bắt đầu phát bệnh. Chính vì chỉ nhìn vào kết quả này mà trong dân gian mới có chuyện là “lây cảm cho người khác thì sẽ khỏi bệnh”.

7. Nếu có sấm thì phải giấu rốn đi

Vì sau khi có sấm trời sẽ đổ mưa làm nhiệt độ hạ thấp do đó để không bị lạnh bụng thì nên “giấu rốn” đi.

8. Ngủ không quay đầu về hướng Bắc

Người ta nói rằng khi Đức Phật viên tịch ngài quay đầu về hướng Bắc. Do đó khi ngủ mà quay đầu về hướng Bắc dễ làm liên tưởng đến hình ảnh viên tịch của Đức Phật nên cần phải tránh. Trong đám tang người ta cũng để người đã khuất nằm quay đầu về hướng Bắc để được yên vị. Chính vì vậy đối với người Nhật hình ảnh nằm quay đầu về hướng Bắc có liên tưởng mạnh mẽ tới người đã khuất. Từ xưa việc nằm quay đầu về hướng Bắc cũng được cho là gắn với điềm xấu nên chỉ có người đã khuất mới nằm như vậy. Tuy nhiên gần đây cũng có chỗ nói rằng nằm quay đầu về hướng Bắc là có phong thuỷ tốt cho sức khoẻ.

9. Uống sữa bò sẽ cao lên

Trong sữa bò có nhiều canxi nên rất tốt cho xương, do đó mà người ta cho rằng nếu uống sữa bò sẽ giúp tăng thêm chiều cao.

10. Hắt hơi là do có ai đó đang nhắc đến mình

Hắt hơi là việc khó có thể kiểm soát được nên ở Nhật người ta coi đây điều chẳng lành và khá sợ nó. Hơn nữa hơi thở do người khác thở ra tại thời điểm hô hấp được cho là sinh mệnh nên người ta nghĩ rằng có ai đó đang lấy đi sinh mệnh. Từ đó có truyền thuyết là hắt hơi nghĩa là bị nguyền rủa. Sau đó qua thời gian lời nguyền trở thành điều gì đó được nhắc tới và tồn tại cho đến bây giờ.

Có một câu chuyện về sự khác nhau giữa số lần hắt hơi như sau:

  • 1 lần: đang nhắc đến điều tốt
  • 2 lần: đang nhắc đến điều xấu
  • 3 lần: có ai đó đang thích mình
  • 4 lần: bị cảm lạnh

Ý nghĩa về số lần hắt hơi thay đổi tuỳ theo vùng nhưng người ta nghĩ rằng nó giống như một trò chơi chữ truyền thống vậy.


Asahi – Nơi học tiếng Nhật Bình Dương

 

187 thoughts on “Những điều mê tín thường được truyền miệng tại Nhật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.