Tìm hiểu về Manga – Văn hóa truyện tranh của Nhật Bản

Manga (kanji: 漫画mạn họa; hiragana: まんが; katakana: マンガ ) là một cụm từ trong tiếng Nhật để chỉ các loại truyện tranh và tranh biếm họa của Nhật Bản. Bên ngoài Nhật Bản, Manga ám chỉ tính đặc trưng riêng biệt của truyện tranh Nhật Bản, hoặc như một phong cách truyện tranh phổ biến tại Nhật Bản mà thường được mô tả bởi đồ họa tràn đầy màu sắc, các nhân vật sống động và những chủ đề tuyệt vời

Thay vì dùng từ manga như các nước khác trên thế giới, để chỉ chính xác riêng truyện tranh xuất phát từ Nhật Bản, người Nhật dùng từ 日本の漫画 (Nihon no manga, tức Nhật Bản mạn họa hay truyện tranh của Nhật Bản). Từ Manga-ka (漫画家mạn họa gia) tương ứng với Họa sĩ truyện tranh, người chuyên về viết vẽ manga.

 

1. Lịch sử hình thành Manga trong văn hóa của người Nhật Bản

Lịch sử manga bắt đầu từ rất sớm. Ở Nhật, người dân đã sớm có hứng thú với một loại nghệ thuật về tranh ảnh (sau này là manga)

Manga thời kì này vẫn chỉ đơn giản là những dải truyện tranh ngắn. Tuy vậy, giá trị giải trí của nó là điều không ai có thể phủ nhận. Không những thế, manga còn giữ một vị trí quan trọng và đầy quan trọng xuyên suốt lịch sử mỹ thuật Nhật Bản. Manga phát triển từ ukiyo-e theo kiểu vẽ tranh. Nó phát triển nhanh chóng sau thế chiến thứ 2. Manga được hầu hết các hạng người đọc ở Nhật. Do hầu hết các danh từ trong tiếng Nhật không ở dạng số nhiều nên manga có thể dùng để chỉ nhiều loại truyện tranh, đôi khi trong tiếng Anh cũng được viết là mangas.

 

Trong thời gian chiến tranh, truyện tranh Nhật và tranh biếm họa được sáng tác nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Chúng có tính hài hước, tính giải trí, cũng như những truyện phương Tây, nhưng đồng thời chúng cũng được sử dụng với mục đích tuyện truyền hoặc châm biếm nhằm phục vụ lợi ích quốc gia, cổ vũ tinh thần binh lính. Tuy nhiên, dưới thất bại nặng nề dưới tay quân Đồng Minh vào cuối chiến tranh thế giới lần II, rất nhiều truyện tranh Nhật phải chịu sự kiểm duyệt nặng nề của phe chiến thắng, và sự phát triển của cái sẽ trở thành “manga” Nhật Bản dường như bị hoãn lại vô thời hạn.

May mắn thay, sau khi chiến tranh kết thúc, đã có một người đứng lên vực dậy nền nghệ thuật manga, đem đến cho nền văn hóa Nhật và đến thế giới, một thể loại manga hoàn toàn mới. Con người đó, Osamu Tezuka (với việc áp dụng phong cách vẽ của hoạt hình Disney và kỹ thuật điện ảnh của Đức và Pháp) đã góp phần định hình nên kiểu mẫu manga thực sự đầu tiên, và bắt đầu một nền công nghiệp mà đến giờ vẫn giữ vị trí chiến lược trong nền văn hóa Nhật Bản hiện đại. Vào năm 2007, manga chiếm lĩnh một thị trường toàn cầu nhiều tỷ đôla.

2. Manga – Nét đặc trưng của văn hóa Nhật Bản

Trong các câu chuyện Manga của người Nhật luôn đề cao phẩm chất đáng quý của con người Nhật Bản trong cuộc sống như: Lòng vị tha, tình bạn, tình đoàn kết, tình đồng đội… Với Manga, người Nhật muốn gửi gắm vào đó những nhiệm vụ, những bài học giáo dục và là nơi họ thể hiện sự tự hào dân tộc. Khác với câu truyện tranh dành cho thiếu nhi với những nhân vật anh hùng siêu đẳng như siêu nhân, người nhện,… thì Manga tả rất chân thực về bản chất của con người trong cuộc sống, trong những câu chuyện này luôn thể hiện khả năng phân tích cảm xúc cũng như nội tâm nhân vật trong từng tình huống khác nhau.

Chính vì Manga là nét đặc trưng của văn hoá Nhật mà sự phát triển của nó rất lớn, có tới hơn 350 tạp chí truyện tranh ở Nhật có gắn tên Manga, hàng năm, Nhật Bản xuất bản tới hơn 4000 quyển truyện tranh khác nhau dành cho cả trẻ em và người lớn.

Chính vì sức mạnh cũng như thể hiện tính văn hoá cao của Manga mà nó được Chính phủ Nhật Bản rất quan tâm và nó cũng chính là công cụ để người Nhật thể hiện nền văn hoá đặc biệt của mình tới các bạn bè Quốc tế.

3. Manga du nhập vào Việt Nam

Manga xuất hiện Việt Nam từ cuối những năm 80, đầu những năm 90 thế kỷ XX bằng nhiều con đường, hầu hết là in ấn và dịch lậu hay xách tay mang về. Còn con đường du nhập chính thức là thông qua sách, báo và tạp chí nhập khẩu, dịch và xuất bản ở Việt Nam với sự đồng ý của tác giả và của nhà xuất bản phía Nhật Bản

Manga đầu tiên được mua bản quyền tại Việt Nam là Doraemon năm 1996, tiếp theo đó là Thám tử lừng danh Conan năm 2000; cả hai đều được Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành hợp pháp tại Việt Nam. Nhưng mãi cho đến năm 2003 khi Việt Nam ký Công ước Bern, vấn đề bản quyền truyện tranh mới bắt đầu được quan tâm.

 

Tính đến năm 2013, Việt Nam có 4 đơn vị xuất bản truyện tranh hợp pháp bao gồm Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Trẻ, TVM Comics và Vàng Anh Comics; trong đó 3/4 đơn vị có trụ sở đóng tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, số lượng truyện tranh lậu tại Việt Nam vẫn chiếm áp đảo vì việc siết chặt khâu cấp giấy phép truyện tranh vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Tính đến năm 2013, giữ kỷ lục số lượng bản in mỗi tập lớn nhất cho tựa truyện chưa kết thúc thuộc về Conan với 100.000 bản in mỗi tập.

4. Các thể loại Manga

Ngoài các thể loại như Anime, Manga gồm các thể loại khác :

  • Doujinshi: Truyện tranh được fan chế tác lại dựa theo nguyên tác (original) từ truyện phóng tác do fan hay có thể cả những Mangaka khác với tác giả truyện gốc. Tác giả vẽ Doujinshi thường dựa trên những nhân vật gốc để viết ra những câu chuyện theo sở thích của mình.
  • Full Color là thể loại tất cả trang truyện được tô màu hoàn toàn.
  • Gekiga (kịch họa): Tiểu thuyết bằng hình (graphic novel)
  • One-shot: Những truyện ngắn, thường có một chương.

Sau hàng nghìn năm phát triển, ngoài các văn hoá Sumo, Samurai, áo Kimono,… Manga đã thực sự trở thành một nét đặc trưng về văn hoá không thể thiếu của người Nhật. Khi đọc Manga chúng ta hoàn toàn có thể cảm nhận được tính cách đặc trưng của người Nhật, hiểu về quá khứ và nhìn được tương lai tươi đẹp của đất nước Mặt trời mọc này.


Asahi – Nơi học tiếng Nhật Bình Dương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.