Tìm hiểu về tiếng Nhật trước khi bắt đầu học

Tiếng Nhật là một trong những ngôn ngữ phổ biến được nhiều người biết đến và theo học. Tuy nhiên hầu hết các bạn khi mới bắt đầu học đều không thực sự tìm hiểu về ngôn ngữ này. Chính vì vậy việc chán học và không theo học đến cùng ngôn ngữ này thường xuyên xảy ra do độ “khó nhằn” của tiếng Nhật là không thể phủ nhận. Đó là lý do tại sao các bạn nên “hiểu” tiếng Nhật trước khi bắt tay vào chinh phục ngôn ngữ này !

1. Nguồn gốc của tiếng Nhật

Cho đến nay, vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi về nguồn gốc của tiếng Nhật. Có rất nhiều ý kiến cho rằng tiếng Nhật thuộc hệ ngôn ngữ Altaic, cùng họ với tiếng Mông Cổ, Triều Tiên và các ngôn ngữ vùng Trung Á đến phía Tây Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, đó là xét về đặc điểm ngữ pháp của ngôn ngữ này, còn đứng trên bình diện văn hóa thì tiếng Nhật lại có nhiều nét giống với các ngôn ngữ phía nam Trung Quốc. Mặt khác, dựa trên đặc điểm cấu tạo từ vựng và hệ thống phát âm thì tiếng Nhật lại có vẻ tương đồng với các ngôn ngữ Nam Á Dravidian và nhóm ngôn ngữ châu Úc. Đó chính là cái khó để các nhà ngữ học đưa ra một kết luận chính thức về nguồn gốc của tiếng Nhật

Nhật Bản không phải là một quốc gia đa dân tộc, và vì vậy lẽ tất nhiên gần 120 triệu dân nước này đều sử dụng một ngôn ngữ duy nhất đó là tiếng Nhật. “Tiếng Nhật vừa là tiếng nói của người Nhật, vừa là ngôn ngữ quốc gia của Nhật Bản với tên gọi “Quốc ngữ” (kokugo). Tuy vậy, ở Nhật Bản lại tồn tại một hệ thống phương ngữ đa dạng của các vùng khác nhau. Có hai tuyến phương ngữ chính là phương ngữ Kanto (Tokyo và các vùng lân cận) và phương ngữ Kansai (Osaka…). Các phương ngữ này không chỉ khác nhau về mặt ngữ âm (trọng âm, độ cao khi phát âm) mà còn có sự khác biệt cả về mặt từ vựng nữa. Hiện nay, phương ngữ Tokyo được chọn làm ngôn ngữ chuẩn để sử dụng trên các phương tiện truyền thông.

Núi Phú Sĩ – biểu tượng của Nhật Bản nằm ở Tokyo – thủ đô Nhật Bản

2. Hệ thống chữ viết

Hiện nay Nhật Bản có 3 bảng chữ được sử dụng nhiều nhất, đó là :

  1. Bảng chữ Hiragana
  2. Bảng chữ Katakana
  3. Bảng chữ Kanji
  4. Bảng chữ Romaji ( phiên âm chữ Latinh, ít được sử dụng )

Manyogana và nguồn gốc của Hiragana:

Vào thế kỷ thứ 6 TCN, với niềm kiêu hãnh dân tộc cùng mong muốn xóa bỏ sự lệ thuộc vào Trung Hoa. và khắc phục những bất tiện trong việc sử dụng Hán văn để biểu thị các văn bản tiếng Nhật (*). Hệ thống chữ viết Nhật Bản bắt đầu được hình thành. Đánh dấu cho những thay đổi trong hệ thống chữ viết vào thời kỳ này. Chính là sự ra đời của Manyogana ­– tức ‘vạn diệp giả danh’ (**). Các chữ Manyogana không mang ý nghĩa cụ thể nào. Mà chỉ được sử dụng để biểu thị cách phát âm các Hán tự của Trung Quốc trong tiếng Nhật.

(*): Tiếng Nhật cổ đại đã có cấu trúc cũng như phát âm khác so với tiếng Trung Quốc.

(**): Thuật ngữ trên bắt nguồn từ việc bộ chữ này được sử dụng để viết nên tuyển tập thơ Manyoushuu vào năm 806.

Bảng chữ Hiragana

Về sau, loại chữ viết này được đơn giản hóa và trở thành chữ Hiragana ngày nay. Bộ Hiragana thuộc dạng chữ thảo, dựa trên nền tảng là Hán tự Trung Quốc. Đòi hỏi lối viết phá cách nhưng không kém phần mềm mại, bay bướm.

Hiragana cổ đại bao gồm 48 ký tự, được sử dụng lần đầu tiên trong tập Kokin-wakashuu (Cổ kim hòa) vào năm 905. Tuy nhiên, do thời thế cũng như tần suất sử dụng mà thời gian sau. Bộ chữ Hiragana chỉ còn 46 ký tự và vẫn được tiếp tục duy trì cho đến ngày nay.

Bảng chữ Hiragana và các biến âm

Sự ra đời của bảng chữ Katakana

Không lâu sau khi Hiragana xuất hiện, Katakana cũng được hình thành. Đây chính là thời điểm đánh dấu cho sự hoàn thiện hệ thống chữ viết hoàn toàn thuần Nhật đầu tiên. Với tên gọi Kana, bao gồm hai bộ chữ Hiragana và Katakana.

Khác với Hiragana lấy sự phá cách làm cơ sở. Katakana lại được phát triển dựa trên sự đơn giản hóa các bộ thủ trong chữ viết Trung Quốc. Cũng chính vì sự giản lược này mà 46 ký tự Katakana hiện đại đã mất đi dáng vẻ vốn có của Kanji gốc.

Bảng chữ Katakana

Chắc hẳn các bạn ai cũng sẽ thắc mắc rằng, người Nhật cổ đại sao mà rắc rối. Đã có chữ Hiragana rồi, thì còn tạo ra thêm một bảng chữ Katakana làm gì nữa? Lối phát âm thì giữ nguyên, mà cách viết lại khác biệt, thiệt là phiền phức quá đi, phải không?

Thật ra, Katakana ban đầu được tạo ra với mục đích để ký hiệu bên cạnh các câu văn.  Với mục đích nhằm bổ sung cách đọc cho Hán tự. Ghi lời chú thích, hoặc nhấn mạnh một từ hay cụm từ nào đó.

Ngày nay, bên cạnh việc sử dụng để biểu thị cho các từ tượng thanh như sarasara (サラサラ: róc rách). Doki doki (ドキドキ: tiếng tim đập thình thịch),… thì Katakana còn được sử dụng để thể hiện tên các quốc gia không thuộc vùng văn hóa chữ Hán. Ví dụ như furansu (フランス: Pháp), nyuu youku ( ニューヨーク: New York); tên của các loài động – thực vật theo khoa học như ushi (ウシ: bò), sakura (サクラ: hoa anh đào); các từ ngoại lai như terebi (テレビ: TV), pasokon (パソコン: máy tính cá nhân) hoặc dùng để phiên âm tiếng nước ngoài, nhấn mạnh,..

Cùng được sử dụng như hệ thống chữ viết chính thống. Thế nhưng Kanji và Kana ở thời xưa lại có mức bậc phân tầng khác nhau. Chính vì sự đơn giản về mặt chữ cũng như không đòi hỏi cách viết quá phức tạp. Mà Hiragana được xem là hệ thống chữ viết cho tầng lớp thị dân và phụ nữ. Còn Kanji lại là loại chữ viết cao quý, chỉ dành cho nam giới hoặc những người có địa vị xã hội cao như tướng và vua chúa. Hơn cả, các văn bản khi được viết bằng Kanji sẽ có tầm quan trọng đặc biệt hơn so với loại được biểu thị bằng Hiragana. Có lẽ cũng chính vì lý do này mà thơ văn thời xưa thường đa phần được thấy dưới dạng chữ Hiragana.

Bảng chữ Kanji ( Hán Tự)

Vốn là một nước nông nghiệp từ thuở khai thiên lập quốc, người dân quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Vì thế nên cũng như nhiều quốc gia khác trong khu vực, Nhật Bản không hề có chữ viết. Theo sử sách ghi lại, vào khoảng thế kỷ 5 TCN, văn tự đầu tiên xuất hiện tại đất nước này chính là Kanji (漢字 – Hán tự). Còn hệ thống chữ viết được biết đến với tên gọi Kanbun (漢文- Hán văn) – tức hệ thống chữ viết Trung Hoa.

60 chữ Kanji cơ bản

Nguyên nhân của sự du nhập này gồm hai yếu tố.

  • Thứ nhất, sức ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa. nền tảng của nhiều nền văn hóa khác trong khu vực châu Á – là cơ sở để Nhật Bản hình thành hệ thống chữ viết tượng hình.
  • Thứ hai, Nhật Bản tại thời điểm đó là một nước chư hầu của Bắc quốc. Để đảm bảo cho việc giao thương cũng như trao đổi buôn bán thì việc học tập Hán văn là điều tiên quyết.

Kanji có vai trò rất quan trọng trong tiếng Nhật hiện đại. Trong câu, Kanji đóng vai trò làm rõ ý nghĩa câu văn. Nhưng khi đọc hay nói Kanji, thì lại có hai trường hợp phát âm như sau:

– Âm thuần Nhật ( kun’yomi – 訓読み huấn độc mĩ ). Đây là cách đọc một chữ kanji lấy nghĩa, dựa trên cách phát âm của một từ tương đương tiếng Nhật, tức yamatokotoba. Thường thì mình hay viết cách phát âm thuần Nhật bằng Hiragana.

– Âm Hán Nhật (On’yomi – 音読み âm độc mĩ). cách đọc Hán-Nhật, là sự Nhật hóa cách phát âm tiếng Hán của Hán tự vào thời điểm nó được du nhập vào. Một số ký tự Kanji được du nhập từ các vùng khác nhau của Trung Quốc vào các thời điểm khác nhau, dẫn đến có nhiều on’yomi, và thường có nhiều ý nghĩa. Mình viết âm phát âm kiểu Hán Nhật bằng Katakana.

3. Ngữ âm trong tiếng Nhật

Âm tiết trong tiếng Nhật giữ một vị trí rất quan trọng, nó vừa là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất và vừa là đơn vị phát âm cơ bản. Mỗi âm tiết được thể hiện bằng một chữ Kana. Số lượng âm tiết trong tiếng Nhật không nhiều, có tất cả 112 dạng âm tiết. Trong số này, có 21 dạng âm tiết chỉ xuất hiện trong các từ ngoại lai được vay mượn, do đó số lượng âm tiết sử dụng thường xuyên trên thực tế còn ít hơn.

Khác với tiếng Việt, âm tiết trong tiếng Nhật hầu hết đều không mang nghĩa. Nếu như trong tiếng Việt, có rất nhiều từ được cấu tạo bởi một âm tiết, và mỗi âm tiết đều mang ý nghĩa nhất định, VD: cây, hoa,…, thì đối với tiếng Nhật, phần lớn các từ phải được cấu tạo từ hai âm tiết trở lên.

Tiếng Nhật có tất cả 5 nguyên âm: /a, i, u, e, o/

Và 12 phụ âm: /k, s, t, g, z, d, n, m, h, b, p, r/.

 

Trong tiếng Nhật, trọng âm cũng giữ một vị trí khá quan trọng. Trọng âm được thể hiện chủ yếu bằng độ cao khi phát âm, và nhờ có trọng âm mà nhiều từ đồng âm khác nghĩa được phân biệt.

Ví dụ như từ “hashi” nếu phát âm cao ở âm tiết thứ nhất thì có nghĩa là “đôi đũa”, nếu phát âm cao ở âm tiết thứ hai thì lại có nghĩa là “cây cầu” hoặc “ame” nếu nhấn âm thứ nhất thì có nghĩa là “mưa” nhưng nếu đọc 2 âm ngang nhau thì có nghĩa là “kẹo” . Tuy nhiên, sự phân bố trọng âm còn tùy thuộc vào từng phương ngữ.

4. Hệ thống từ vựng

Có thể khẳng định rằng tiếng Nhật là một ngôn ngữ có một vốn từ vựng rất lớn và vô cùng phong phú. Điều này thể hiện rõ nét khi so sánh tiếng Nhật với tiếng Anh, tiếng Pháp và các thứ tiếng phổ biến khác. Nếu trong tiếng Pháp, biết được khoảng 1000 từ thì khi hội thoại có thể hiểu được 83,5%. Nhưng ở tiếng Nhật, nếu biết 1000 từ thì chỉ hiểu được 60% hội thoại. Ngoài ra, trong tiếng Nhật còn có rất nhiều từ xuất hiện trong thơ ca, tiểu thuyết và những từ này lại chưa được thống kê ngay cả trong cuốn “Đại từ điển” tiếng Nhật, của nhà xuất bản Heibonsha được coi là lớn nhất hiện nay có tới hơn 720.000 từ.

Sự phong phú của từ vựng tiếng Nhật trước hết được thể hiện ở tính nhiều tầng lớp của vốn từ vựng. Từ xa xưa, người Nhật đã sớm có sự tiếp xúc và tiếp thu những ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa và điều này đã in dấu ấn ngay trong ngôn ngữ Nhật Bản. Lớp từ gốc Hán (Kango) được vay mượn từ Trung Quốc từ những thế kỷ đầu công nguyên vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay và chiếm tới hơn 60% vốn từ vựng tiếng Nhật. Trong khi đó, lớp từ gốc Nhật (được gọi là Wago hay Yamato kotoba) cùng với số lượng các từ ngoại lai vay mượn từ các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 40%.

5. Hệ thống ngữ pháp

Đặc điểm nổi bật nhất của ngữ pháp tiếng Nhật là trật tự câu hoàn toàn đảo lộn so với các ngôn ngữ khác như tiếng Việt, Anh, Trung… Trong tiếng Nhật, vị ngữ đứng cuối câu là một nguyên tắc bất dịch. Hầu hết các ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện bằng trợ từ và trợ động từ chứ không phải là bằng trật tự từ trong câu như tiếng Việt.

Một đặc điểm quan trọng khác của ngữ pháp tiếng Nhật, giống với các ngôn ngữ biến hình như tiếng Anh, Nga, Pháp…, động từ và tính từ trong tiếng Nhật có sự biến đổi về mặt hình thức bằng cách ghép thêm tiếp vị ngữ để tạo thành thời, thể, trạng thái…, nhưng không biểu hiện ngôi và số.

 

Ngoài ra, kính ngữ cũng là một phạm trù ngữ pháp quan trọng của tiếng Nhật. Mặc dù các phương tiện biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật bao gồm cả từ vựng và ngữ pháp, song phương tiện ngữ pháp chiếm tỉ lệ khá lớn. Có rất nhiều định nghĩa về kính ngữ, tựu chung lại, có thể hiểu kính ngữ là các biểu hiện hay các dạng thức ngôn ngữ mà người nói (hoặc người viết) lựa chọn cho phù hợp với tình huống và đối tượng giao tiếp để biểu thị ý kính trọng đối với đối tượng giao tiếp.

 

———————————————————————–

Asahi – Nơi học tiếng Nhật Bình Dương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

26 thoughts on “Tìm hiểu về tiếng Nhật trước khi bắt đầu học

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.